Smart home đã khiến ngôi nhà của tôi trở nên có phép thuật

Forums Discussion Topics Entertainment Smart home đã khiến ngôi nhà của tôi trở nên có phép thuật

  • Topic
    davidnguyen
    Moderator
    Hôm nay mình xin chia sẻ tới mọi người 1 câu chuyện về smart home khá thú vị.
    “Nhà thông minh đã khiến ngôi nhà của tôi như có phép thuật”: Cơn lốc smarthome ở thế giới đã lan đến Việt Nam thế nào?
    Làn sóng smarthome đã thực sự bắt đầu tại Việt Nam, câu chuyện tiếp theo chắc chắn sẽ là một câu chuyện thú vị theo dõi, từ những cải thiện trong nhận thức lẫn nỗ lực của các “tay chơi” trong ngành.

    Gia tăng giá trị căn nhà

    Khi Hoàng, 39 tuổi, mua một căn hộ ba phòng ngủ ở quận trung tâm tại Hà Nội, anh đã quyết định biến nó thành một căn hộ thông minh – nơi Hoàng có thể điều khiển đèn, điều hòa, bình nóng lạnh, ti vi, camera cũng như tất cả thiết bị điện tử khác trong nhà- bằng việc điều khiển qua giọng nói hoặc đơn giản với một cú chạm trên smartphone.

    Một số bạn bè và thành viên trong gia đình Hoàng tỏ ra nghi ngờ. “Tôi nghĩ rất nhiều bạn bè của tôi thậm chí còn chưa biết tới smarthome”, Hoàng chia sẻ. Nhưng Hoàng vẫn tiếp tục đầu tư các thiết bị thông minh và các tiện ích khác, nhiều thiết bị tự anh lắp đặt, trừ một số thiết bị phức tạp khác Hoàng cần kỹ thuật viên trợ giúp.

    Hoàng nói anh thích kiểm soát nhà mình từ xa bằng điện thoại trong ngày. “Tôi xem vợ và con mình; Xem tụi trẻ chơi gì với nhau hay nhắc nếu thấy con dùng điện thoại nhiều…”. Không chỉ dừng lại ở đó, Hoàng sử dụng màn hình cảm ứng và trợ lý giọng nói để phát nhạc thiếu nhi từ loa thông minh cho con, đặt xe Grab, hỏi lịch đá bóng buổi tối và thậm chí xem ai đang bấm chuông cửa.

    Nhưng, tất cả những trải nghiệm tuyệt vời và tiện nghi này không phải điều thúc đẩy Hoàng lắp đặt nhà thông minh. Điều thúc đẩy Hoàng lắp nhà thông minh, là việc ngôi nhà của anh, đã được tăng thêm giá trị.

    “Nó, là xu thế của tương lai. Tôi biết rất nhiều gia đình sẽ muốn sở hữu smarthome”, Hoàng hào hứng. “Kể cả với việc bán lại, một căn nhà có smarthome cũng hấp dẫn hơn”.

    Thật vậy, theo New York Times, 2022 là năm của xe điện, nhà thông minh và Metaverse. Thực tế đã chứng minh khi Forrester cho biết tại Mỹ, 66 triệu hộ gia đình sẽ có loa thông minh vào 2022 so với chỉ 26 triệu hộ vào 2018. Riêng hộ gia đình với các thiết bị thông minh khác như tủ lạnh, hút bụi, khóa cửa… sẽ chiếm 20% tổng số hộ, dự kiến khoảng 26 triệu. PR Newswire cũng nhấn mạnh đặc biệt trong giai đoạn Covid-19 với các hoạt động kể cả làm việc cũng tại nhà, 70% người Mỹ trưởng thành khi được khảo sát năm 2020 cho biết đã cải thiện nhà, trong đó 51% của số này đã sử dụng smarthome.

    Còn tại Việt Nam, không chỉ có Hoàng, 80,5% trong số 10.000 đáp viên được khảo sát chia sẻ đã biết đến smarthome, và hơn 10% đã sử dụng trực tiếp, theo Vietnam Smarthome Report 2022 (VSHR 2022)- báo cáo ngành smarthome đầu tiên tại Việt Nam từ Lumi.

    Theo Statista, với 10% hộ gia đình trang bị smarthome, Việt Nam là thị trường smarthome đứng thứ 28 toàn cầu (Với 73% thuê bao hiện tại là smartphone- đạt 91 triệu theo số liệu Bộ Thông tin truyền thông 2021). Lạc quan hơn, GlobalIndex dự kiến, Việt Nam là top 10 thị trường smarthome nổi bật. Nhận định này không phải không có cơ sở khi Nielsen ước tính số lượng người thuộc lớp trung lưu tại Việt Nam sẽ đạt 56 triệu người vào 2030.

    Tất cả, có vẻ sẵn sàng để “đón” làn sóng smarthome như New York Times đề cập.

    Những con số và báo cáo chỉ ra tiềm năng là vậy, nhưng con đường để phổ cập smarthome tại không chỉ Mỹ mà ở một quốc gia đang phát triển như Việt Nam, có vẻ sẽ còn dài và không chỉ toàn “hoa hồng”.

    Trong nhận thức của nhiều người, smarthome đồng nghĩa với tiện lợi và nhanh chóng. Bản thân Adnam Adboatwalla tại Samsung Electronic cũng thừa nhận “Chìa khóa của toàn bộ hệ sinh thái smarthome là làm cho cuộc sống của khách hàng trở nên dễ dàng hơn.” Và người tiêu dùng- họ không chỉ muốn sự tiện nghi này, họ yêu cầu phải có nó.

    Hãy nhìn vào phản hồi của hơn 10.000 đáp viên trong VSHR 2022 để thấy: Tại Việt Nam, hai rào cản lớn nhất của người tiêu dùng khi tiếp cận với smarthome là không đủ khả năng chi trả và chưa có đủ thông tin. Trong khi nếu đủ khả năng chi trả và đủ thông tin, người dùng tiếp tục gặp phải bất tiện, về độ tương thích chưa cao giữa các thiết bị, thao tác khó sử dụng, hoạt động chưa ổn định và bảo mật còn là một dấu hỏi. Dễ hiểu, mặc dù số lượng và tính năng của các thiết bị thông minh đang tăng lên từng ngày, nhưng con người thực sự đang làm quen và lắp đặt các thiết bị nhà thông minh tương đối chậm.

    Làn sóng smarthome mạnh mẽ tới đâu?

    Những con số và báo cáo chỉ ra tiềm năng là vậy, nhưng con đường để phổ cập smarthome tại không chỉ Mỹ mà ở một quốc gia đang phát triển như Việt Nam, có vẻ sẽ còn dài và không chỉ toàn “hoa hồng”.

    Trong nhận thức của nhiều người, smarthome đồng nghĩa với tiện lợi và nhanh chóng. Bản thân Adnam Adboatwalla tại Samsung Electronic cũng thừa nhận “Chìa khóa của toàn bộ hệ sinh thái smarthome là làm cho cuộc sống của khách hàng trở nên dễ dàng hơn.” Và người tiêu dùng- họ không chỉ muốn sự tiện nghi này, họ yêu cầu phải có nó.

    Hãy nhìn vào phản hồi của hơn 10.000 đáp viên trong VSHR 2022 để thấy: Tại Việt Nam, hai rào cản lớn nhất của người tiêu dùng khi tiếp cận với smarthome là không đủ khả năng chi trả và chưa có đủ thông tin. Trong khi nếu đủ khả năng chi trả và đủ thông tin, người dùng tiếp tục gặp phải bất tiện, về độ tương thích chưa cao giữa các thiết bị, thao tác khó sử dụng, hoạt động chưa ổn định và bảo mật còn là một dấu hỏi. Dễ hiểu, mặc dù số lượng và tính năng của các thiết bị thông minh đang tăng lên từng ngày, nhưng con người thực sự đang làm quen và lắp đặt các thiết bị nhà thông minh tương đối chậm.

    Vũ Thanh Thắng, Phó Chủ tịch Phụ trách phần cứng và BKAV Smarthome cho biết: “Với nhu cầu ngày càng cao và sự bùng nổ của công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo- AI, Internet vạn vật – IoT…, smarthome sẽ sớm bùng nổ trong tương lai gần. Đây là cơ hội cho các nhà phát triển công nghệ Việt Nam, vốn đi trước sớm 2-3 năm so với các hãng công nghệ lớn khác của thế giới trong lĩnh vực này”.

    Tuy nhiên, những ngôi nhà thông minh hiện tại vẫn còn “lộn xộn” và ồn ào (tiếng của các thiết bị điều khiển trung tâm hoặc các thiết bị khác). Với nhiều người, việc mua, lắp đặt và kết nối các thiết bị smarthome vẫn còn tốn kém, cồng kềnh và mất thời gian. Frank tại Forrester nói “Bạn cần mọi người thực sự kiên nhẫn và ‘dễ chịu’ để đi qua nhiều bước cài đặt khác nhau”.

    Bảo mật, quyền riêng tư và sự tin cậy vẫn là mối quan tâm lớn. Trong một cuộc khảo sát của Gartner về loa thông minh tại Mỹ, Anh và Đức, 44% cho biết họ muốn dùng ứng dụng trợ lý cá nhân ảo hơn, như Alexa, Siri hoặc Google Assistant với dữ liệu cá nhân vẫn ở trên thiết bị thay vì trên cloud.

    Không có gì ngạc nhiên khi những cái tên quen thuộc như Google, Amazon và Apple đã dẫn đầu trong lĩnh vực loa thông minh và các thương hiệu lớn như Samsung đang tạo ra tiếng vang với thiết bị thông minh. Nhưng phần còn lại của vũ trụ này đang bị phân mảnh. Phần lớn sự đổi mới hiện lại đến từ các công ty mới thành lập và các công ty vừa phải.

    Về phía người dùng, với tiến bộ công nghệ, khó khăn đang dần được gỡ bỏ. Nhưng với các doanh nghiệp smarthome, thách thức vẫn còn.

    Nguyễn Đức Tài, CEO Lumi phân tích: “Nhiều báo cáo của các công ty nghiên cứu vẫn dự đoán quy mô thị trường smarthome Việt Nam vô cùng tiềm năng, lên tới 250 triệu USD, tuy nhiên thực sự đó là công thức tính toán áp dụng trên các thị trường quốc tế vốn ‘trưởng thành’. Tại Việt Nam, chúng tôi gặp khó khăn hơn. Nếu theo những định nghĩa chính xác, miếng bánh thị phần giữa top 10 các thương hiệu smarthome Make in Vietnam và cả quốc tế mới chỉ đạt 100 triệu USD”.

    Tài nói thêm: “Chưa kể, trong số đó, rất nhiều từ doanh thu buộc phải quay trở lại đầu tư cho R&D và ‘giáo dục thị trường’ chứ chưa thể ngay lập tức phát triển kinh doanh. Nhưng hiểu với lĩnh vực smarthome còn quá mới và ở vị thế dẫn dắt, chúng tôi sẵn sàng đầu tư để ‘làm lợi’ cho cả thị trường.”

    Mặc dù vậy, các doanh nghiệp Make in Vietnam cũng đang nhận được hỗ trợ rất lớn từ chính phủ. Tại Việt Nam, các chương trình hỗ trợ từ quốc gia đặc biệt cho lĩnh vực công nghiệp đang được tạo điều kiện tối đa. Bộ trưởng, Thiếu tướng Nguyễn Mạnh Hùng – Bộ Thông tin và Truyền thông trong diễn đàn Make in Vietnam 2021 cũng từng chia sẻ, tham vọng của Việt Nam là “Công nghệ sẽ giải được những nỗi đau của đất nước” trong bối cảnh Covid-19 ảnh hưởng nhiều đến các thế mạnh quốc gia như nông nghiệp, du lịch…; Tuy nhiên, các doanh nghiệp Make in Vietnam trong lĩnh vực công nghệ, được kỳ vọng sẽ trở thành động lực phát triển về dài hạn.

    Nguyễn Thành Nam, Chủ tịch Đại học trực tuyến Funix, nguyên CEO FPT nhận định: “Là lõi của cuộc cách mạng 4.0 bên cạnh AI và Big Data, Smarthome (IoT) được đánh giá sẽ dẫn dắt và phát triển toàn bộ ứng dụng của IoT lên một tầm cao mới cũng như giúp cải thiện cuộc sống của người dùng mạnh mẽ. Theo dõi sự phát triển của các doanh nghiệp smarthome Make in Vietnam từ những ngày đầu, trên quan điểm của một người đã làm trong lĩnh vực công nghệ đủ lâu, tôi tự tin các doanh nghiệp Việt Nam sẽ làm tốt, nếu không nói là cạnh tranh tốt với các thương hiệu smarthome khác trên thế giới, để đón đầu không chỉ làn sóng, mà cơn lốc mà New York Times đề cập này”.

    Không chỉ có các doanh nghiệp công nghệ tại Việt Nam quan tâm đến công nghệ và làn sóng smarthome; Việt Tiệp – một đơn vị “lão làng” về sản xuất cũng nhìn ra tiềm năng của xu thế này.

    TGĐ Khóa Việt Tiệp, ông Lê Đức Phương cho biết: “Chúng tôi hiểu dù Việt Tiệp đã có lịch sử hoạt động vững chắc của gần nửa thế kỷ và doanh thu ở mức trên nghìn tỷ, công ty không thể đứng yên với sản xuất truyền thống. Đó là lý do vì sao chúng tôi quyết định phải làm các sản phẩm thông minh. Là một doanh nghiệp Việt, chúng tôi tự hào khi đối tác của mình cũng là doanh nghiệp smarthome Make in Vietnam với kết quả là sản phẩm khóa thông minh Luvit vừa ra mắt – đã nhận được phản ứng tích cực. Trong tương lai, Việt Tiệp cũng đang có một loạt kế hoạch tham vọng. Và tôi tin, khi đón đầu về công nghệ, đó chính là lợi thế của Việt Tiệp trên thị trường ngày càng cạnh tranh.”

    Các lựa chọn về thiết bị thông minh thú vị, đôi khi tưởng chừng kỳ lạ vẫn đang tiếp tục phát triển và dường như không có giới hạn- hoặc giới hạn nằm ở trí tưởng tượng của chính con người. Xét cho cùng, sẽ không một ngôi nhà thông minh nào có thể trông giống nhau. Tất cả sẽ phụ thuộc vào sở thích cá nhân.

    Làn sóng smarthome đã thực sự bắt đầu tại Việt Nam, câu chuyện tiếp theo chắc chắn sẽ là một câu chuyện thú vị theo dõi, từ những cải thiện trong nhận thức lẫn nỗ lực của các “tay chơi” trong ngành.

    Khi chia tay Hoàng sau buổi tham quan căn hộ thông minh của anh, ngoại trừ cảm giác “wow” trước những tiến bộ công nghệ thực sự đáng trải nghiệm, tôi không thể quên được nét mặt của người đàn ông 39 tuổi, thành đạt, bận rộn nhưng đang hài lòng về lựa chọn sống tiện nghi cho bản thân lẫn gia đình mình.

    Hoàng nói: “Chúng ta từng sống trong những ngôi nhà mà chỉ riêng việc có một chiếc tivi màu đã là điều kỳ diệu. Vậy mà, nhờ làn sóng mạnh mẽ của cuộc cách mạng 4.0, nghe tưởng như xa xôi…; nhưng giờ đây ngôi nhà của tôi – như có phép thuật”.

    Nguồn: Linh Đàm/cafebiz.vn

     

     

    • This topic was modified 1 year, 5 months ago by davidnguyen.
    • This topic was modified 1 year, 5 months ago by davidnguyen.
    0
    0
Viewing 0 reply threads
  • Replies
      lythuongkiet
      Participant
      Thanks ad đã sưu tầm! Bài viết quá hay, 1 like
      0
      0
Viewing 0 reply threads